trang chủ tin tức xe Đánh giá ưu nhược điểm của Ford Ranger 2021

Đánh giá ưu nhược điểm của Ford Ranger 2021

Mẫu bán tải Ford Ranger - chiếc xe bán chạy số 1 tại Việt Nam phiên bản năm 2021 nâng cấp theo hướng tối ưu khả năng vận hành êm ái và thành thị. Vậy ưu nhược điểm của mẫu xe này là gì? Tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

 

Giới thiệu về Ford Ranger 2021

Ford Ranger ra mắt thị trường Việt Nam từ năm 2001.

Trong phân khúc xe bán tải hiện nay, không thể phủ nhận rằng Ford Ranger luôn chiếm vị trí độc tôn trên thị trường bởi những ưu điểm vượt trội mà không dòng xe bán tải nào có được.

Ford ranger 2021

Ford Ranger được mệnh danh “Ông vua” bán tải ở Việt Nam. Với động cơ mạnh mẽ, thiết kế thể thao và hầm hố đã dễ dàng đánh bật nhiều đối thủ như Toyota Hilux, Mitsubishi Triton, Mazda BT-50…

Hiện tại, ô tô Ford Ranger 2021 đang phân phối 6 phiên bản tại thị trường Việt. Với XL là bản thấp nhất với số sàn, 2 cầu. XLS là bản thường một cầu. XLT là bản số sàn 2 cầu cao cấp. Còn Wildtrak là bản cao cấp Full Option.

Đặc biệt, một điều rất đáng lưu ý là đợt này sẽ không còn phiên bản động cơ 3.2L nữa mà thay thế hoàn toàn bằng loạt động cơ mới 2.0 Có Turbo hoặc Bi-Turbo.

Đánh giá ngoại thất Ford Ranger 2021

Được mệnh danh là “ông vua bán tải” Ford Ranger 2021 sở hữu kích thước tổng thể D x R x C là 5362 x 1860 x 1815 (mm), chiều dài cơ sở 3200 mm đem đến diện mạo mạnh mẽ, cơ bắp đậm chất Mỹ.

2021-ford-ranger-big-test

Về phần đầu xe, Ford Ranger 2021 tạo ấn tượng mạnh mẽ, cơ bắp với các đường gân dập nổi. Mặt ca-lăng, cản trước được thiết kế dạng thanh ngang, bản rộng sơn đen trái màu kết hợp với nắp capo khoẻ khoắn, cứng cáp toát lên vẻ nam tính thực thụ.

Di chuyển xuống phía dưới là cặp đèn pha công nghệ LED kết hợp bóng chiếu Projector với khả năng tự động bật/tắt theo cảm biến ánh sáng hiện đại.

Về mặt thiết kế, cụm đèn pha giờ đây được tạo hình vuông vức thay cho kiểu hình tròn trước đó trên bản cũ. Trong đó, đèn sương mù được bố trí thấp xuống, nằm trọn trong hốc đen đa giác để tăng thêm điểm nhấn hầm hố cho đầu xe.

2021-ford-ranger-big-test

Phần thân xe Ford Ranger 2021 tiếp diễn vẻ khỏe khoắn với các đường gân dập nổi rõ rệt mang dáng dấp một mẫu bán tải điển hình.

Tất nhiên, không thể không kể đến sự góp mặt của “dàn chân” kích thước 18 inch dạng 6 chấu kép mới mẻ, thay thế cho dạng chữ V trước đây.

Trên bản cao cấp, cửa sổ, tay nắm cửa và kính chiếu hậu đều sử dụng tông đen làm chủ đạo để tạo nét hài hòa với màu sắc lưới tản nhiệt.

Gương chiếu hậu tích hợp đèn xi nhan bóng thường, tay nắm cửa cũng được tích hợp cảm biến mở khóa thông minh cực kỳ tiện dụng. Di chuyển xuống phía dưới là bệ bước kích thước to bản được viền chrome để tăng thêm vẻ hầm hố, sang trọng cho mẫu xe.

2021-ford-ranger-big-test

Đuôi xe Ford Ranger 2021 tiếp tục những đường nét thiết kế vuông vức làm tôn lên vẻ cứng cáp, thuần chất bản tải của mẫu xe.

Đáng tiếc, bản nâng cấp lần này vẫn tiếp tục với cụm đèn hậu bóng thường, chưa được nâng cấp lên bóng LED như mong đợi. Khả năng nhận diện trong đêm tối được tăng cường nhờ đèn phanh trên cao. Phía dưới là cản sau được phủ một lớp sơn tối màu tạo vẻ hài hòa với phần lưới tản nhiệt đầu xe.

Ford Ranger 2021 có kích thước thùng hàng (DxRxC) đạt 1450×1560/1150×1530 (mm), rộng rãi nhất phân khúc với cơ cấu mở thông qua hệ thống Easy Lift Tailgate có trợ lực nâng hạ đến 70%, cho phép người dùng mở nắp chỉ bằng một tay vì rất nhẹ nhàng.

Đánh giá nội thất Ford Ranger 2021

Nội thất của Ford Ranger khiến không ít người mê mẩn ở lại khám phá vì nó ẩn chứa những nét huyền bí sau màu đen sang trọng ấy.

1515
Khoang lái trên For Ranger 2021

Một loạt công nghệ xuất hiện tại bảng táp lô. Ford Ranger sử dụng vô lăng bọc da 3 chấu, được tích hợp với các nút bấm chức năng, giúp người lái dễ dàng điều chỉnh khi vận hành.

Các nút điều khiển hay màn hình thông tin giải trí đều được tóm gọn trong một khối hình, giúp người lái không bị rối mắt khi điều khiển xe.

Ở phía sau vô lăng có cụm đồng hồ lái xuất hiện cùng với 2 màn hình kỹ thuật số hai bên, mang đến những thông tin về tốc độ, vòng tua của xe. Điểm đáng chú ý tại khoang này là những chiếc ghế được bọc nỉ pha da kèm theo đường chỉ khâu sắc nét.

1919
Khoang hành khách ở Ranger 2021

Ở một số phiên bản cao cấp , xe sử dụng loại nỉ - da cao cấp tương xứng. Khoang hành khách cũng có chỗ để chân tương đối rộng rãi, tạo không gian thoải mái cho người dùng.

Đánh giá vận hành Ford Ranger 2021

Ford Ranger sử dụng động cơ diesel 2.0L bi-turbo với sức kéo 500 Nm, đảm bảo sức mạnh của ông hoàng bán tải. Hộp số tự động là 10 cấp.

Cách âm trên Ranger 2021 thuộc loại tốt trong phân khúc nhờ hệ thống chống ồn chủ động.

Vô-lăng trợ lực điện khá nhẹ khi xoay trở chiếc xe nặng tới 3 tấn nếu chở đầy đồ. Lái Ranger trong phố nhẹ nhàng và êm như một chiếc crossover ngưỡng 1 tỷ.

Sang bản mới, Ford bỏ máy 3.2 turbo đơn cũ, thay vào đó là loại 2.0 bi-turbo.

Nhờ kinh nghiệm làm động cơ xăng tăng áp EcoBoost giúp hãng xe Mỹ phát triển hoàn thiện cỗ máy mới cho động cơ diesel.

Ranger 2021 đạt sức kéo tối đa 500 Nm ngay ở vòng tua 1.750-2.000 vòng/phút. Đồng nghĩa với việc, chỉ cần hơi sâu ga, xe đã sẵn sàng sung sức. Bản 3.2 chỉ đạt 470 Nm.

Tốc độ ở các dải vòng tua sau cũng được bồi đắp khi công suất lên ngưỡng 213 mã lực tại 3.750 vòng/phút. Trước đó, bản 3.2 là 197 mã lực. 

Bổ sung thêm một bộ tăng áp giúp Ranger mượt mà, liền lạc thấy rõ. Độ trễ giảm đáng kể ở tốc độ thấp, trong khi nhẹ nhàng khi lên cao.

Sau động cơ thì hộp số 10 cấp mang đến những mới lạ. Nếu ở bản 3.2 cũ lắp hộp số tự động 6 cấp giúp xe duy trì tốc độ 100 km/h ở ngưỡng tua máy 2.000 vòng/phút thì hộp số 10 cấp làm được nhiều hơn thế. Khi đã đều trớn, chỉ nhấp ga nhẹ chưa tới 1.500 vòng/phút, tốc độ sẽ đều đặn 100 km/h, dù hộp số mới chỉ lên tới số 8. Vòng tua sẽ tụt xuống 1.400 khi lên cấp 10.

Screenshot_9

Trong thành phố, cơ hội để đi tới cấp số 10 gần như không có, nhưng ở đường trường, cao tốc, hiệu năng của hộp số mới thấy rõ. Bước chuyển số mượt khó lòng nhận ra.

Khi vượt mố cầu trên đường cao tốc, Ranger êm với hệ giảm xóc độc lập tay đòn kép phía trước và loại lá nhíp phía sau. Cao cấp hơn, trên Raptor, giảm chấn sau được dùng loại phuộc thủy lực của Fox, cho khả năng triệt tiêu dao động nhanh, không bồng bềnh.

Hộp số 10 cấp được thiết kế để tăng tốc muộn ở các cấp số thấp tương tự loại 6 cấp trước đây, giúp duy trì khả năng tải nặng, tăng tốc cũng như vượt dốc.

Để phù hợp từng loại địa hình, xe có núm gài cầu điện tử với các chế độ 2H, 4H và 4L. Ở 2H xe chỉ chạy cầu sau, sang 4H tức hai cầu nhanh, và 4L là hai cầu chậm, lúc này vi sai trung tâm bị khóa.

Nếu 4H giúp tăng lực kéo trên các mặt đường trơn trượt thì 4L là lúc bạn cần đi chậm để vượt những địa hình khó như đá, bùn lầy. Khi ấy, vi sai trung tâm khóa để hai cầu cùng nhận lực truyền như nhau. Nếu trường hợp bánh sau một bên bị mất bám, tài xế có thể sử dụng thêm nút khóa vi sai cầu sau để vượt lầy. 

Việc sử dụng động cơ nhỏ nhưng thêm turbo và hộp số nhiều cấp là cách Ford giúp chiếc bán tải vận hành ngày càng giống xe con: mượt mà, không giật cục, giảm ồn và sạch sẽ. 

Tuy vậy, Ranger cũng như các mẫu bán tải khác, chưa thể giải quyết triệt để nhược điểm cố hữu là hàng ghế sau độ ngả thấp và không có cửa gió điều hòa hàng sau.

"Bán án" cho Ford Ranger 2021

Với những thay đổi thực sự mang tính cách mạng, Ranger 2021 xứng đáng mua nhất với những người muốn tìm kiếm một bạn đồng hành mạnh mẽ để chinh phục, thú vị để trải nghiệm, hấp dẫn để chơi, mà còn là lựa chọn của những ai cần một phương tiện kinh tế để kinh doanh.

(Nguồn: auto5.vn)